Gia đình cho biết sản phụ hiếm muộn 8 năm,Đìnhchỉmộtthaiđểcứuthaicònlạđiện thoại vsmart đến lần chuyển phôi thứ 4 mới đậu hai thai. Ở tuần 16, cổ tử cung tụt, bác sĩ tại trung tâm y tế huyện chỉ định khâu vòng dự phòng. Tuần 20, cổ tử cung mở, một trong hai túi ối thõng âm đạo, bác sĩ chuyển sản phụ lên Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để đình chỉ thai.
Ngày 4/10, bác sĩ Trương Minh Phương, Phó khoa Sản bệnh A4, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết kíp nỗ lực tìm cách giữ thai do người phụ nữ không có cơn co tử cung.
"Tuy nhiên, trường hợp này rất khó giữ được hai thai, buộc phải sinh trước một bé để cứu thai còn lại", bác sĩ nói, thêm rằng đây là ca bệnh khó, hiếm gặp.
Ở tuần 24, sản phụ xuất hiện cơn chuyển dạ, sinh non một thai, em bé mất ngay sau sinh. Các bác sĩ quyết định buộc dây rốn giữ lại bánh rau, dùng các thuốc điều trị để tiếp tục giữ em còn lại trong bụng mẹ.
Thời gian này, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn do tử cung co bóp đẩy thai còn lại ra ngoài, kèm nhiễm trùng. Các bác sĩ khoa Sản bệnh A4 phối hợp với khoa Dược lâm sàng đổi thuốc cũng như phác đồ kháng sinh phù hợp.
Ba tuần sau, thai nhi có dấu hiệu cạn ối, bác sĩ phải siêu âm mỗi ngày để theo dõi sát tình trạng em bé. Đến tuần 32, bệnh nhân bị vỡ ối, ngôi thai xoay ngang, nguy cơ sa dây rốn. Ê kíp tiếp tục hội chẩn, chỉ định mổ lấy thai, bé trai nặng 2 kg, khỏe mạnh, khóc lớn.
Hiện, hai mẹ con được theo dõi tại bệnh viện.
Thùy An